FiLMELY: Trò chơi Vương quyền
Showing posts with label Trò chơi Vương quyền. Show all posts
Showing posts with label Trò chơi Vương quyền. Show all posts

Sep 21, 2018

Rồng Viserion nay của Dạ Vương là Xác sống hay Bóng trắng (Trò chơi Vương quyền)?


Và khi kịch bản chính thức của Tập cuối Phần 7 “Rồng và Sói” của Trò chơi Vương quyền được công bố khi tranh cử tại giải Emmys, nhiều ẩn số đã có lời giải … Kịch bản viết “rồng băng lượn đi và chúng ta có cái nhìn cận cẩn đầu tiên về con rồng này, có Dạ Vương ngồi trên lưng. Dạ Vương đã hồi sinh Viserion theo cách mà ông ta đã làm với những đứa con của Craster. Chỉ đó điều khác là lần trước là những đứa trẻ, lần này là một con rồng”. Như vậy, Viserion đã biến thành một Rồng băng – Rồng bóng trắng chứ không phải rồng xác sống. Kịch bản cũng miêu tả vũ khí thực sự của Viserion, TẠI TRẠM CANH CỬA ĐÔNG, PHÍA BẮC CỦA BỨC TƯỜNG … tấn công Tường thành với những tràng lửa phun màu xanh. Những con chim linh ứng của Bran cất cánh bay đi … Như vậy, Vũ khí của Rồng băng Viserion là lửa xanh chứ không phải băng. KHÁC BIỆT GIỮA BÓNG TRẮNG VÀ XÁC SỐNG Bóng trắng là những thực thể phi con người có năng lực thần bí Bóng trắng không phải là người đã chết mà là sự biến đổi thành một dạng sống ma thuật. Đứng đầu trong giới Bóng trắng là Dạ Vương được các Tiểu thần rừng tạo ra bằng cách đâm một con dao găm làm bằng đá rồng vào tim. Bóng trắng trông giống như con người, nhưng có cơ thể cấu tạo từ thứ gì đó giống như tinh thể băng và đôi mắt màu xanh rực. Chúng mang theo thanh kiếm được chế tác bằng cách sử dụng ma thuật. Kiếm của Bóng trắng có thể chém vỡ thép thông thường và dễ dàng chém đứt cơ thể người. Bóng trắng có thể bị tiêu diệt bằng hai cách: dùng vũ khí rèn từ thép Valyrian, hoặc bị thiêu bởi lửa rồng. Lửa thường hoặc thép thông thường không hại được chúng. "Xác sống" là một dạng hồi sinh phi hữu cơ của xác chết con người. Bóng trắng có khả năng biến những xác chết, kể cả đã bị phân hủy chỉ còn bộ xương, những chiến binh không tri giác, tuân theo lệnh tàn sát của Bóng trắng. Chúng có đôi mắt màu xanh nhạt. Chúng có thể được tái sinh ngay sau khi chết. Nếu một Bóng trắng bị giết, thì những xác sống do nó tạo ra cũng sẽ tự động chết. Cách để triệt hạ một xác sống là thiêu rụi hoàn toàn bằng lửa thông thường hoặc dùng đá rồng.

Jul 5, 2018

Trò chơi Vương quyền Tiền truyện (Trích từ Tiểu thuyết Tuyết hỏa Trường ca)


[GOT – Trò chơi Vương quyền] LỊCH SỬ 
WESTEROS – NGÀY TẬN THẾ VALYRIA



Ngày tận thế của Valyria là một thảm họa 
diễn ra khoảng 400 năm trước sự kiện 
Cuộc chiến của Ngũ hoàng. Nó đã phá 
hủy kinh đô Valyria Cổ đại và tàn phá hầu 
hết mọi di sản của loài người tại Bán đảo 
Valyria. 

Sự phá hủy kinh đô diễn ra chóng vánh 
trong một ngày đã dẫn đến sự sụp đổ của 
toàn bộ đế chế Valyria Freehold – đế chế 
đã cai trị lục địa Essos trong hơn bốn 
ngàn năm. 

Một cách gián tiếp, sự kiện này là tiền đề 
để dẫn đến cuộc chinh phạt của Gia tộc 
Targaryen tại lục địa Westeros – tạo ra 
những diễn biến của của Trò chơi Vương 
quyền.



ĐẾ CHẾ VALYRIA TRƯỚC NGÀY TẬN THẾ



Trong gần 5 nghìn năm, đế chế Valyria đã 
cai trị lục địa Essos (chiếm một nửa thế 
giới cổ đại) nhờ vào sức mạnh của loài 
rồng mà họ sở hữu.  

Đế chế Valyria trong giai đoạn này là một 
nền văn minh chủ đạo của thế giới, với 
những đặc trưng về ngôn ngữ, chữ viết, 
tôn giáo và tập quán.  

Đế chế này cũng thiết lập hệ thống các 
thuộc địa, gắn kết với Kinh đô Valyria 
bằng hệ thống đường sá.  

Một cách tình cờ hoặc nhờ vào một điềm 
báo trong mộng, Gia tộc Targaryens – 
một trong những gia tộc hùng mạnh nhất 
của Đế chế Essos đã thiết lập pháo đài 
Dragonstone trên một hòn đảo nằm 
ngoài khơi lục địa Westeros, sử dụng làm 
một điểm giao thương. 



NGÀY TẬN THẾ 



Trong ngày định mệnh, những ngọn núi 
lửa gần Kinh đô Valyria bùng nổ, thiêu rụi  
thủ phủ ngàn năm tưởng rằng bất diệt 
thành tro bụi và tàn phá các vùng lân cận 
bởi những trận động đất kéo theo sau. 
Toàn bộ sách sử, bùa chú, tri thức, di sản 
của người Valyria đều bị tàn phá.

Những ngọn lửa phun trào khủng khiếp 
đến mức những con rồng cố gắng bay lên 
cao nhất có thể nhưng cũng bị thiêu 
sống. 

Bán đảo Valyria chấn động, nức 
toát và nước biển tràn vào nhấn chìm 
toàn bộ kinh đô. Khu vực này sau đó được 
gọi với cái tên là Biển Khói (Smoking Sea) 
mà không một thủy thủ nào dám lái 
thuyền qua vì lo sợ những quái vật dưới 
biển và những hiểm họa tiềm tàng.

Nguyên nhân của Ngày tận thế đến nay 
vẫn là một ẩn số: một số người cho rằng 
đó đơn thuần là thảm họa tự nhiên, một 
số khác cho rằng đó là do những lời 
nguyền và bùa chú vô tình của chính 
người Valyria. 

Các Gia tộc của Đế chế Valyria đều tuyệt 
chủng, ngoại trừ Gia tộc  Targaryens  (tổ 
tiên của Mẹ Rồng Dany) nhờ họ đã lập 
pháo đài Dragonstone và di tản đến nơi 
này vài năm trước khi sự kiện diễn ra. 
Những con rồng đi cùng họ cũng là 
những con duy nhất còn sống sót trên 
thế giới. 

Một thứ khác còn sót lại là con dao làm 
bằng thép Valyria huyền thoại, hiện do 
Arya nắm giữ. Ngoài ra, Quang Minh 
Kiếm dự định sẽ xua tan bóng tối (giúp 
tiêu diệt Dạ Vương) liệu có phải là thanh 
kiếm còn sót lại của nền văn minh Valyria 
mà đến giờ vẫn chưa tìm ra?



THẾ KỶ CỦA MÁU



Khi kinh đô của Đế chế Essos bị phá hủy, 
các thuộc địa trước đây của Đế chế bắt 
đầu giành lại quyền tự trị, và họ chinh 
phạt lẫn nhau trong những cuộc chiến 
đẫm máu để giành quyền thống trị lục địa 
- tạo ra một thời kỳ gọi là Thế kỷ của Máu 
(Century of Blood).

Khi không còn bị kiểm soát bởi người 
Valyria dưới sức mạnh của loài rồng như 
trước đây, người Dothraki (sau này Mẹ 
Rồng được gả cho Bộ tộc này, và hiện nay 
là Nữ vương)  bắt đầu bành trướng khắp 
toàn lục địa Essos.  

Tại vùng tây bắc, thành Braavos vốn “ẩn 
mình” do các nô lệ trốn chạy từ Valyria 
thiết lập dần dần nổi lên. Do không có 
những gắn kết về chính trị với Đế chế 
Valyria cũ , hòn đảo Braavos tránh được 
những cuộc nội chiến và chinh phạt, đảm 
bảo được sự ổn định và dần dần phát 
triển thành nơi hùng mạnh nhất trong số 
các Thành tự trị (Free Cities).



VALYRIA NGÀY NAY



Bốn thế kỷ sau ngày tận thế, Phế đô 
Valyria vẫn là  một đống đổ nát phủ khói.  
Mọi nỗ lực đi qua phế đô này hoặc khôi  
phục lại nó đều kết thúc trong bi kịch. 
Ngay cả đến cướp biển cũng e ngại đi 
qua vùng đất này. 

Các con tàu đi qua bán đảo Valyria đều 
cố gắng tránh xa đất liền vì lo ngại quái 
vật và những điều đen tối xảy đến. Đây 
cũng là nơi bị đày của những  người bị 
bệnh da hóa đá. Họ tìm cách để sống sót 
dưới những tàn tích của phế đô này.

Trong phần 5, có phân cảnh Tyrion và 
Jorah đi qua vùng biển này và bị tấn công 
bởi những người đá, sau đó Jorah bắt đầu 
bị nhiễm căn bệnh vảy đá. 



TIỀN ĐỀ CHO LỊCH SỬ GIA TỘC MẸ RỒNG 
TẠI WESTEROS



Từ cứ điểm là pháo đài Dragonstone, Gia 
tộc Tagaryens bắt đầu lập một pháo đài 
mới tại vùng Blackwater Rush – sau này 
phát triển thành kinh đô King of Landing 
(nơi ngự trị của Ngai sắt và hiện là nơi 
Cersie đang cai trị). 

100 năm sau ngày tận thế Valyria và cũng 
300 năm trước Cuộc chiến Ngũ đế (War of 
the Five Kings – sự kiện khởi động của Trò 
chơi Vương quyền), Vua  Aegon 
Targaryen với sự hỗ trợ của loài rồng bắt 
đầu chinh phạt 6 Gia tộc chủ chốt của lục 
địa Westeros, hình thành nên đế chế với 
biểu tượng là chiếc Ngai sắt gồm bảy tiểu 
quốc. 



Từ một trong những Gia tộc hùng mạnh 
nhất và là Gia tộc duy nhất còn sót lại của 
lục địa Essos sau ngày tận thế, họ đã 
chinh phạt và trở thành chủ nhân của 
Ngai sắt, cai trị lục địa Westeros trong 
khoảng 300 năm cho đến khi bị  Robert 
Baratheon (chồng của Cersei) lật đổ …

Nov 13, 2017

Thái tử Salman Mohammed và Trò chơi Vương quyền phiên bản Ả Rập





Năm 2013, hoàng tử Salman Mohammed , 28 tuổi, chỉ đơn
giản là một luật sư …
Sự nghiệp của ông đã một bước lên mây sau khi cha ông (Salman
Abdulaziz ) trở thành Quốc vương Ả-rập Xê-út vào năm 2015.
Ông nhanh chóng nắm giữ các vị trí then chốt trong triều chính,
trong những diễn biến như Trò chơi Vương quyền phiên bản Ả rập, lần lượt:
·       
Bộ trưởng Quốc phòng
·       
Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Phát triển
·       
Chủ tịch Quỹ Đầu tư công
·       
Chủ tịch Hội đồng tối cao của Công ty Dầu mỏ
Saudi Arabian
·       
Phó Thái tử hoàng triều
Tháng 6/2016, Tổng thống Mỹ Obama tiếp kiến Salman Mohammed ,
khi đó là Phó Thái tử, tại Nhà Trắng.

Tháng 6/2017, Salman Mohammed  trở thành Thái tử Hoàng triều – người kế nhiệm
chính thức cho ngai vàng sau khi đương kim thái tử 56 tuổi bị truất phế, đồng
thời mất luôn chức vụ Bộ trưởng Nội vụ.
Khi đương kim Quốc vương đã ở tuổi 81 và đang mắc bệnh liên
quan đến trí nhớ, khả năng Salman Mohammed  lên kế vị ngai vàng là rất sớm. Hiện nay, mọi
quyết sách quốc gia gần như đều do Salman Mohamed ban hành nhân danh cha mình.

Salman Mohammed  củng
cố quyền lực của mình bằng cách nghiền nát các trung tâm quyền lực tiềm ẩn bên
ngoài Tòa án Hoàng gia.
XUẤT THÂN
Ông là con cả trong số sáu người con của người vợ thứ ba và
cũng là vợ cuối của Vua Salman Abdulaziz.
Ông kể lại cha ông đã bắt ông đọc cuốn sách mỗi tuần.
Mẹ ông luôn bắt các nhân viên phải tổ chức cho ông các lớp
ngoại khóa và các chuyến thực địa.

Không giống như những người anh em theo học tại các trường đại
học phương Tây, ông đã lấy bằng luật sư vào năm 2007 từ Đại học King Saud ở
Riyadh quê hương ông.
Ông tự hào mô tả mình là một thành viên của thế hệ đã lớn
lên với những trò chơi điện tử.
THÂU TÓM QUYỀN LỰC
Ngày 21 tháng 6, đương kim Thái tử lúc đó là Nayef Mohammed đã  bị Hoàng gia tước bỏ chức vụ Bộ trưởng Nội vụ
(chức năng chủ yếu phụ trách an ninh) và
Salman Mohammed là người thay thế.

Trong nhiều thập kỷ, các vua Saudi đã cố gắng tạo ra sự đồng
thuận trong Hoàng gia.
Quyền lực được cân bằng một cách tinh tế, đặc biệt là giữa
các thành viên của các gia tộc thuộc nhánh Sudairi Seven – hậu duệ của Thái tổ Abdel-Aziz
– người sáng lập Vương quốc Ả rập Xê út.
Trong đó:
·       
Gia tộc Sultan: nắm giữ Bộ Quốc phòng (trong 48
năm).
·       
Gia tộc Nayef (Thái tử bị truất phế): nắm giữ Bộ
Nội vụ (trong hơn bốn thập kỷ)
·       
Gia tộc Abdullah: nắm giữ Đội vệ Binh quốc gia.
“Nay thì mọi quyền lực tập trung trong tay gia tộc Salman,
dưới sự điều hành của Thái tử Salman Mohammed”
Ngày 4/11/2017, Quốc vương Salman Abdulaziz lập một Ủy ban
chống tham nhũng mới đặt dưới quyền của Thái tử Salman Mohammed, với quyền hạn được
bắt giữ mọi đối tượng tình nghi bất kể hoàng thân quốc thích và quyền được tịch
thu tài sản thu hồi được.

Trong vài giờ, lực lượng an ninh đã nhanh chóng bắt giữ hàng
trăm thành viên thuộc tầng lớp thượng đẳng tại Ả-rập Xê-út, chủ yếu ở thủ đô và
thành phố duyên hải Jeddah.
Trong số đó có 11 hoàng tử, các bộ trưởng các nhà tài phiệt
giàu có.
Một số người bị bắt tại nhà, một số người được triệu đến gặp
Thái tử rồi bị bắt ngay tại đó.

Một ngày thứ 7 trong tháng 11/2017, Khách sạn đỉnh cao này đã
ra thông báo cho khách ở:
"Do chính quyền yêu cầu phải có mức độ an ninh cao nên
chúng tôi không thể phục vụ quý khách ... cho đến khi các hoạt động bình thường
được khôi phục. "
Các khách cư trú được nhanh chóng di tản …

Không lâu sau đó, truyền thông quốc tế phát hiện ra rằng
Khách sạn này đã trở thành “nhà tù dát vàng” giam lỏng những người bị bắt giữ
trong cuộc thanh trừng đang diễn ra …















Nov 1, 2017

Danh sách phát



THẾ GIỚI KHOA HỌC





THẾ GIỚI KHỦNG LONG




THẾ GIỚI ĐIỆN ẢNH





THỜI SỰ QUỐC TẾ





THẾ GIỚI GAME


Sep 26, 2017

[GOT - Trò chơi Vương quyền 8] Ngày tận thế của đế chế Valyria

 

Ngày tận thế của Valyria là một thảm họa diễn ra khoảng 400 năm trước sự kiện Cuộc chiến của Ngũ hoàng. Nó đã phá hủy kinh đô Valyria Cổ đại và tàn phá hầu hết mọi di sản của loài người tại Bán đảo Valyria.

Sự phá hủy kinh đô diễn ra chóng vánh trong một ngày đã dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ đế chế Valyria Freehold – đế chế đã cai trị lục địa Essos trong hơn bốn ngàn năm.
Một cách gián tiếp, sự kiện này là tiền đề để dẫn đến cuộc chinh phạt của Gia tộc Targaryen tại lục địa Westeros – tạo ra những diễn biến của của Trò chơi Vương quyền.

 

ĐẾ CHẾ VALYRIA TRƯỚC NGÀY TẬN THẾ

Trong gần 5 nghìn năm, đế chế Valyria đã cai trị lục địa Essos (chiếm một nửa thế giới cổ đại) nhờ vào sức mạnh của loài rồng mà họ sở hữu. 

Đế chế Valyria trong giai đoạn này là  nền văn minh chủ đạo của thế giới cổ đại, với những đặc trưng về ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo và tập quán. 

Đế chế này cũng thiết lập hệ thống các thuộc địa, gắn kết với Kinh đô Valyria bằng hệ thống đường sá.  

Một cách tình cờ hoặc nhờ vào một điềm báo trong mộng, Gia tộc Targaryens – một trong những gia tộc hùng mạnh nhất của Đế chế Essos đã thiết lập pháo đài Dragonstone trên một hòn đảo nằm ngoài khơi lục địa Westeros, sử dụng làm một điểm giao thương.  Và đây là cơ duyên cho sự sống sót của Gia tộc này.

NGÀY TẬN THẾ

Trong ngày định mệnh, những ngọn núi lửa gần Kinh đô Valyria phun trào, thiêu rụi  thủ phủ ngàn năm tưởng rằng bất diệt thành tro bụi và tàn phá các vùng lân cận bởi những trận động đất kéo theo sau. Toàn bộ sách sử, bùa chú, tri thức, di sản của người Valyria đều bị tàn phá.

Những ngọn lửa phun trào khủng khiếp đến mức những con rồng cố gắng bay lên cao nhất có thể nhưng cũng bị thiêu sống.

Toàn bộ bán đảo Valyria chấn động, nức toát và nước biển tràn vào nhấn chìm toàn bộ kinh đô. Khu vực này sau đó được gọi với cái tên là Biển Khói (Smoking Sea) mà không một thủy thủ nào dám lái thuyền qua vì lo sợ những quái vật dưới biển và những hiểm họa tiềm tang.

Nguyên nhân của Ngày tận thế đến nay vẫn là một ẩn số: một số người cho rằng đó đơn thuần là thảm họa tự nhiên, một số khác cho rằng đó là do những lời nguyền và bùa chú vô tình của chính người Valyria.

Các Gia tộc của Đế chế Valyria đều tuyệt chủng, ngoại trừ Gia tộc  Targaryens  (tổ tiên của Mẹ Rồng Dany) nhờ họ đã lập pháo đài Dragonstone và di tản đến nơi này vài năm trước khi sự kiện diễn ra.

Những con rồng đi cùng họ cũng là những con duy nhất còn sống sót trên thế giới.
Một thứ khác còn sót lại là con dao làm bằng thép Valyria huyền thoại, hiện do Arya nắm giữ. Ngoài ra, Quang Minh Kiếm dự định sẽ xua tan bóng tối (giúp tiêu diệt Dạ Vương) liệu có phải là thanh kiếm còn sót lại của nền văn minh Valyria mà đến giờ vẫn chưa tìm ra?

THẾ KỶ CỦA MÁU


Khi kinh đô của Đế chế Essos bị phá hủy, các thuộc địa trước đây của Đế chế bắt đầu giành lại quyền tự trị, và họ chinh phạt lẫn nhau trong những cuộc chiến đẫm máu để giành quyền thống trị lục địa - tạo ra một thời kỳ gọi là Thế kỷ của Máu (Century of Blood).

Khi không còn bị kiểm soát bởi người Valyria dưới sức mạnh của loài rồng như trước đây, người Dothraki (sau này Mẹ Rồng được gả cho Bộ tộc này, và hiện nay là Nữ vương)  bắt đầu bành trướng khắp toàn lục địa Essos. 

Tại vùng tây bắc, thành Braavos vốn “ẩn mình” do các nô lệ trốn chạy từ Valyria thiết lập dần dần nổi lên. Do không có những gắn kết về chính trị với Đế chế Valyria cũ , hòn đảo Braavos tránh được những cuộc nội chiến và chinh phạt, đảm bảo được sự ổn định và dần dần phát triển thành nơi hùng mạnh nhất trong số các Thành tự trị (Free Cities).

VALYRIA NGÀY NAY


Bốn thế kỷ sau ngày tận thế, Phế đô Valyria vẫn là  một đống đổ nát phủ khói.  Mọi nỗ lực đi qua phế đô này hoặc khôi  phục lại nó đều kết thúc trong bi kịch. Ngay cả đến cướp biển cũng e ngại đi qua vùng đất này.

Các con tàu đi qua bán đảo Valyria đều cố gắng tránh xa đất liền vì lo ngại quái vật và những điều đen tối xảy đến. Đây cũng là nơi bị đày của những  người bị bệnh da hóa đá. Họ tìm cách để sống sót dưới những tàn tích của phế đô này.

Trong phần 5, có phân cảnh Tyrion và Jorah đi qua vùng biển này và bị tấn công bởi những người đá, sau đó Jorah bắt đầu bị nhiễm căn bệnh vảy đá.

TIỀN ĐỀ CHO LỊCH SỬ GIA TỘC MẸ RỒNG TẠI WESTEROS


Từ cứ điểm là pháo đài Dragonstone, Gia tộc Tagaryens bắt đầu lập một pháo đài mới tại vùng Blackwater Rush – sau này phát triển thành kinh đô King of Landing (nơi ngự trị của Ngai sắt và hiện là nơi Cersie đang cai trị).

100 năm sau ngày tận thế Valyria và cũng 300 năm trước Cuộc chiến Ngũ đế (War of the Five Kings – sự kiện khởi động của Trò chơi Vương quyền), Vua  Aegon Targaryen với sự hỗ trợ của loài rồng bắt đầu chinh phạt 6 Gia tộc chủ chốt của lục địa Westeros, hình thành nên đế chế với biểu tượng là chiếc Ngai sắt gồm bảy tiểu quốc.

Từ một trong những Gia tộc hùng mạnh nhất và là Gia tộc duy nhất còn sót lại của lục địa Essos sau ngày tận thế, họ đã chinh phạt và trở thành chủ nhân của Ngai sắt, cai trị lục địa Westeros trong khoảng 300 năm cho đến khi bị  Robert Baratheon (chồng của Cersei) lật đổ …
GSCorp
TRENDING LAST 7 DAYS
TRENDING LAST 30 DAYS
TRENDING LAST YEAR