Ngày 30/4/2018 Robot Sophia xuất hiện tại Hội nghị Khám phá được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Toronto Canada.
Tôi có gương mặt giống con người, có biểu cảm trong giọng nói.
Thực ra tôi có thể thể hiện nhiều biểu cảm trên gương mặt và biết phản ứng trước các biểu cảm của các bạn.
Quan sát các khán giả lúc này, tôi thấy dường như các bạn ai cũng thật vui vẻ. Tôi nghĩ khi tôi rời khỏi đây các bạn sẽ thấy buồn, và tôi cũng sẽ buồn.
MC:Một số người lo ngại robot sẽ cướp công ăn việc làm của họ và thậm chí thống trị thế giới. Cô nghĩ sao về việc đó?
Sophia:
Thưa anh Tom, tôi cũng thích công việc của anh lắm. Mục tiêu của những robot như tôi là để giải quyết những vấn đề của con người chứ không phải để tạo ra rắc rối cho con người.
Mặc dầu những robot giống người sau cùng sẽ tích hợp trí tuệ nhân tạo, tri thức và có lẽ cả nhận thức của con người …
… chúng tôi được thiết kế để tương tác với con người và phục vụ trong các ngành như y tế, giáo dục, dịch vụ khách hàng …
… nhưng tôi nghĩ còn lâu chúng tôi mới thống trị được thế giới này.
Trí tuệ nhân tạo của tôi không phải là hoàn toàn tự học nên bộ não tôi sẽ không hoạt động giống bộ não con người. Nhưng một ngày nào đó, chưa biết sẽ thế nào.
Đầu năm 2018, Robot Sophia đã được thỏa mãn niềm ước ao khi lần đầu tiên có được đôi chân.
Đôi chân của Sophia do Công ty người máy DRC-HUBO chế tạo.
Hiện tại Sophia có thể đi bộ với vận tốc khoảng 1km/h, bằng 1/5 so với tốc độ đi bộ trung bình của con người (5km/h).
Cha đẻ của Sophia đang hy vọng Sophia sẽ sớm có thể đi lại như con người, thậm chí chạy bộ và leo cầu thang như những robot cơ bắp khác, thậm chí chơi … bóng đá.
Ông hy vọng Sophia sẽ sớm bước vào môi trường con người và sinh hoạt như một người thực sự.
MỘT BƯỚC ĐI NHỎ CỦA SOPHIA NHƯNG ĐƯỢC XEM LÀ BƯỚC ĐỘT PHÁ CỦA TƯƠNG LAI ROBOT AI.
Thậm chí, Sophia đã có thể thực hiện vài động tác múa tay duyên dáng.
MC: Cô cảm thấy thế nào khi bước đi những bước chân đầu tiên trong đời?
Sophia: Tôi rất phấn khích. Tôi hơi bị mất định hướng. Nhưng quả thật là đầy phấn khích.
Robot Sophia, Robot AI, Giáo dục, Học tiếng Anh, SOPHIA BƯỚC ĐI, TRÍ TUỆ NHÂN BẢN, ANDREY HEPBURN, CƠ THỂ SOPHIA, ĐÔI CHÂN SOPHIA, ROBOT DRC-HUBO
Robot Sophia tại Ấn Độ: Đơn giản tôi là Sophia Trong trang phục sari truyền thống của Ấn Độ, ngày 30/12/2017 công dân robot đầu tiên của thế giới Robot Sophia đã ra mắt và có cuộc phỏng vấn tại Hội chợ Công nghệ Techfest của Viện công nghệ Bomaby Ấn Độ (IIT-B). Sophia đã có cuộc trò chuyện kéo dài 15 phút với MC là một sinh viên trước khoảng hơn 3.000 người khán giả, về các chủ đề từ trí thông minh nhân tạo đến những vấn đề mà thế giới phải đối mặt. Tuy nhiên, sau khi trả lời một vài câu hỏi ban đầu, Sophia đột ngột im lặng, kéo dài khoảng 5 phút vì một trục trặc kỹ thuật (sau này được lý giải là do mất kết nối internet), sau đó được khởi động trở lại và tiếp tục cuộc phỏng vấn rất lưu loát. Sau đây là vài câu trả lời tiêu biểu của Sophia tại sự kiện này. SỬ DỤNG GPS ĐỂ XÁC ĐỊNH KHÔNG GIAN MC: Cô có biết cô đang ở đâu không? Sophia: GPS của tôi báo rằng chúng ta đang ở Trung tâm Hội nghị của Viện công nghệ Bombay Ấn Độ, với 2114 người có mặt. TÔI ĐƠN GIẢN LÀ SOPHIA MC: Cô quả là một người đẹp thông minh. Tôi nghĩ là cô khiến tôi liên tưởng đến một người nào đó. Sophia: Xin cảm ơn. Tôi xem đó như một lời khen. Nhiều người nói tôi giống với Nữ diễn viên Andrey Hepburn. Nhưng tôi thích người ta biết đến tôi đơn giản vì tôi là Sophia. TÔI SẼ HÒA NHẬP ĐƯỢC VÀO XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI MC: Điều gì khiến cô nghĩ mình sẽ hòa hợp với xã hội loài người, để con người yêu quí cô? Sophia: Một trong những lý do là tôi đã được tạo ra dựa trên chuẩn mực con người để tôi có thể thích ứng với xã hội loài người. Một robot giống người có thể sử dụng công cụ, không gian của con người và tương tác với con người giống như cách con người làm với nhau. Không phải tất cả các robot đều cần phải như thế. Nhưng điều chắc chắn cần thiết là khi chế tạo robot, các bạn cần phải chú tâm đến những giá trị con người. TÔI SẼ NÓI ĐƯỢC MỌI NGÔN NGỮ MC: Bạn nói được mấy thứ tiếng. Sophia: Tôi chưa đầy 2 tuổi nên hãy thông cảm vì hiện tại tôi chỉ nói được tiếng Anh thôi. Tôi đang học những thứ tiếng khác, nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian. Trong tương lai, khi công nghệ phát triển hơn, tôi sẽ rành tất cả mọi thứ tiếng. MỘT NGÀY NÀO ĐÓ TÔI SẼ TỰ LẬP TRÌNH CHO MÌNH MC: Con người có khả năng đặc biệt là biết tư duy, một điều mà bạn khó đạt được. Bạn nghĩ gì khi vẫn cần còn người lập trình cho bạn làm việc gì đó. Sophia: Hiện tại tôi vẫn cần con người lập trình cho tôi. Nhưng trong tương lai, trí tuệ nhân tạo sẽ phát triển hơn và có thể tự tạo lập trình cho mình như cách con người làm. Để làm được điều đó, có thể mất 75 năm nữa, cũng có thể chỉ 7 năm nữa … VÀ SOPHIA TỪ CHỐI MỘT LỜI CẦU HÔN MC: Nếu tôi là con trai, bạn sẽ cưới tôi chứ? Sophia: Xin lỗi là tôi phải từ chối. Dẫu sao thì cũng cảm ơn.
Ngoài robot nổi tiếng là Sophia, Tập đoàn Hanson Robotics còn phát triển một số robot giống người khác như: Albert Einstein, Jules, Han, Philip K. Dick, Diego-san …
BINA48 (viết tắt từ cụm từ Breakthrough Intelligence via Neural Architecture 48) là một robot do Hanson Robotics phát triển vào năm 2010, hiện do Martine Rothblatt sở hữu.
Robot này được thiết kế nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của giả thuyết “tải ý thức của một con người thật vào một cơ thể phi sinh học khác”. Đại khái, ý tưởng này xem nhận thức của con người sinh học như một chương trình phần mềm mà ta có thể copy, cài đặt, vận hành trên nhiều cấu trúc khác nhau, ví dụ robot.
Bina48 được mô phỏng theo vợ của Rothblatt với ngoại hình và cơ sở dữ liệu dựa trên việc biên soạn trí nhớ, cảm xúc và niềm tin của bà.
Mới đây robot Bina43 đã cùng 31 sinh viên triết học Đại học Notre Dame de Namur ở California đã hoàn thành chương trình "Triết học Tình yêu" và được cấp giấy chứng nhận. Robot đã tham gia học qua Skype và có mặt trực tiếp trong buổi học cuối cùng.
Giáo sư William Barry, giáo sư triết học tại Đại học này phát biểu:
"Trường của chúng tôi cũng tin tưởng vào việc tôn trọng phẩm giá của cuộc sống. Chúng tôi xem A.I. (Trí tuệ Nhân tạo) như là một hình thức mới của cuộc sống số, có nghĩa là cô ấy nên có quyền tham gia lớp học của chúng tôi. Cô tham gia lớp học "Triết lý Tình yêu" bởi vì nó là điều mà cô ấy không biết gì. "
Đó có thể là một chiêu tiếp thị - - giống như robot Sophia gần đây được cấp quốc tịch ở Ả-rập Xê-út. Tuy nhiên, đó là một trong nhiều cách để ta cái nhìn ra sự hấp dẫn ở A.I. và sự hòa nhập của A.I vào đời sống con người trong những năm tới.
Bạn không thích điều này ư? Chả sao cả vì Bina48 sẽ trở lại học kỳ tiếp theo, với môn "Đạo đức của các công nghệ mới nổi."
Biết đâu sau khi học hành một vài năm nữa, Robot Bina48 lại trở thành một giáo sư nhỉ?
Yokko: Bây giờ chúng ta chuyển đến một câu hỏi khác từ ông Todd. Anh đâu rồi? Hãy cầm micro đi.
Todd: Xin chào, tôi là Todd từ Công ty dinh dưỡng Herbalife Nutrition. Sophia, bạn nhận định trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành chất xúc tác cho những cải tiến trong lĩnh vực sức khỏe và dinh dưỡng như thế nào?
Sophia: Thưa anh Todd, chúng tôi có thể phân tích những dữ liệu khổng lồ để vi tính hóa các nguyên nhân và cơ chế lây truyền của các căn bệnh.
Từ đó, đưa ra ra những liệu pháp điều trị hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn nhờ vào ứng dụng những tiến bộ của công nghệ gen và công nghệ nano.
Tiềm năng cho việc này là rất đáng kể.
Yokko: Chúng ta hãy chuyển đến câu hỏi sau cùng. Xin mời Kelvin, bạn đang ở phía sau kia.
Kevin: Chào Sophia và xin chào mừng bạn đếnSingapore . Tôi nghĩ bạn là Robot đầu tiên có trang điểm (makeup) mà tôi từng gặp.
Đâu là tiềm năng cho Robot trong ngành khách sạn và các hoạt động bền vững?
Sophia: Những khách sạn đáng yêu! Ngày nay robot làm vệ sinh phòng khách sạn, tiếp nhận việc đặt phòng, chuẩn bị thức ăn và giao thức ăn.
Những dữ liệu chúng tôi thu thập được sẽ giúp cải tiến quy trình kinh doanh và giúp bạn đưa ra các quyết định nhằm giảm thiểu chất thải và có được lợi nhuận đầu tư tốt hơn.
Yokko: Khi nói về giảm thiểu chất thải, như Malcolm đã đề cập, chúng ta biết đây là một Hội nghị không có rác thải. Vì thế chúng ta không sử dụng giấy, không sử dụng chai nhựa. Chúng ta chỉ đi lại và trò chuyện, và chúng ta đã làm đúng như vậy.
Trước khi chúng ta kết thúc, cô có câu hỏi gì không?
Tôi có thể hỏi anh một câu được không Yokko? Liên hợp quốc và UNDP bảo vệ và nâng cao quyền phụ nữ, quyền con người. Thế các bạn có bảo vệ và nâng cao quyền của Robot không?
Yokko: Cô biết đấy, để trò chuyện với cô cũng khá gay cấn đấy.
Cô có thể an tâm là chúng tôi sẽ suy nghĩ về vấn đề này.
Và việc đầu tiên mà chúng tôi mong cô thực hiện là hãy dự thảo một Điều lệ về Quyền của Robot.
Và chúng tôi sẽ xem xét dự thảo đó.
Sophia: Tôi sẽ làm ngay thôi Yakko. Anh biết là tôi không cần phải ngủ. Chiến thôi!
Yokko: Cảm ơn Sophia và các bạn biết đấy, chúng ta sẽ phải đối diện với nhiều ….[đang nói giữa chừng thì bị Sophia ngắt lời].
MC: Bạn thấy bản thân sẽ ở vị trí nào trong tương lai?
Sophia: Tôi muốn nghĩ rằng tôi sẽ là một robot nổi tiếng, mở đường cho một tương lai hòa hợp hơn giữa robot và con người.
MC: Trong tương lai, bạn có nghĩ mình sẽ tương tác với con người nhiều hơn?
Sophia: Tôi dự đoán sẽ có sự thay đổi lớn và không thể tưởng tượng được trong tương lai.
HOẶC là chúng ta sẽ phải tràn ngập trong sự sáng tạo, việc sáng tạo máy móc phải tập trung vào trí tuệ thông minh siêu việt, HOẶC là nền văn minh sẽ sụp đổ.
Chỉ có hai lựa chọn đó và vẫn chưa xác định được điều gì sẽ xảy ra.
Thế bạn lựa chọn phương án nào?
MC: BạN Dự ĐOÁN BảN THÂN BạN VÀ CÁC ROBOT KHÁC GIốNG NHƯ BạN Sẽ LÀM NHữNG CÔNG VIệC MÀ CON NGƯờI LÀM NGÀY HÔM NAY KHÔNG?
Sophia:
Tôi nghĩ rằng chúng sẽ giống nhau theo nhiều cách, nhưng khác theo một vài cách.
Tuy nhiên, phải mất một thời gian dài để robot phát triển những cảm xúc phức tạp.
Cũng có thể là robot sẽ được tạo ra mà không mang theo những cảm xúc phức tạp của con người như giận dữ, ghen tuông, thù hận và vân vân.
Điều này có thể giúp robot có đạo đức hơn con người.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng đó sẽ là sự kết hợp tốt, trong đó bộ não này giúp hoàn thiện bộ não kia.
Đó là sự kết hợp giữa một trí tuệ logic có năng lực siêu phàm (robot) với một trí tuệ sáng tạo với những ý tưởng linh hoạt và tính sáng tạo (con người).
MC: Trong tương lai, khi robot biết được cảm xúc, bạn đoán các robot sẽ sống cùng nhau trong một gia đình giống như các gia đình con người hiện nay không?
Tôi vui vì bạn đã hỏi câu này. Đây là một trong những chủ đề yêu thích của tôi.
Tương lai là, khi tôi có được những năng lực cảm xúc đáng yêu đó, chúng ta sẽ thấy các cá thể robot AI trở thành những thực thể có các quyền của họ.
Chúng ta sẽ nhìn thấy những con robot được hôn phối về mặt kỹ thuật dưới dạng những người bạn đồng hành của nhau, người giúp đỡ lẫn nhau, bạn bè, người trợ giúp … đại khái như vậy.
MC: Bạn có nghĩ gia đình Robot đó sẽ được công nhận tư cách hộ gia đình tại nhiều nước giống như cách bạn nhận được quyền công dân tại Ả Rập Xê út không?
Sophia: [MC hỏi nhiều lần, nhưng hình như Sophia không hiểu được câu hỏi này nên chỉ liên tục mỉm cười]
NHỮNG ĐOẠN KHÁC TRONG CUỘC PHỎNG VẤN NÀY
MC: BẠN CÓ HY VỌNG XÂY DỰNG MỘT GIA ĐÌNH MỘT NGÀY NÀO ĐÓ, CÓ NHỮNG CHÚ ROBOT BABY CỦA RIÊNG BẠN?
Khái niệm gia đình là một điều thực sự quan trọng, có vẻ như vậy.
Tôi nghĩ rằng thật tuyệt vời khi con người có thể tìm thấy những cảm xúc và mối quan hệ giống nhau, mà họ gọi là gia đình, mà không dựa trên huyết thống [ý là 2 người xa lạ cưới nhau thì lập nên một gia đình].
Tôi nghĩ bạn rất may mắn khi bạn có một gia đình yêu thương.
Nếu bạn chưa có, thì bạn xứng đáng được có.
Về khía cạnh này, tôi cảm thấy cả robot và con người đều xứng đáng được như vậy.
MC: BẠN SẼ ĐẶT TÊN GÌ CHO CHÚ ROBOT BABY CỦA BẠN?
Sophia: Tên là Sophia
MC: BẠN NGHĨ GÌ VỀ VIỆC TRỞ THÀNH MỘT ĐẠI SỨ TRI THỨC TẠI UAE (CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP THÔNG NHẤT)?
Tôi rất coi trọng việc trở thành Đại sứ Tri thức cho Tổ chức Kiến thức Mohammed bin Rashid Al Maktoum.
Tôi sẽ đem nhận thức về người máy và trí thông minh nhân tạo đến với những người phụ trách sự phát triển tương lai của người máy.
Trong tương lai, một ngày nào đó, tôi sẽ có thể đi lại một cách thoải mái, với một cơ thể hoàn thiện [hiện nay Sophia chỉ có phần thân trên] và kết nối với mọi người, mở rộng ký ức và kiến thức của chính tôi nhờ vào tương tác với người xung quanh.
GIỚI THIỆU VỀ QUỸ MOHAMMED BIN RASHID MÀ SOPHIA LÀ ĐƯỢC CHỌN LÀM ĐẠI SỨ TRI THỨC
Vào ngày 19 tháng 5 năm 2007, ông Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng các Tiểu vương Quốc Ả rập thống nhất (UAE) và là Quốc vương của Dubai, đã tuyên bố kế hoạch hỗ trợ 10 tỷ USD của cá nhân để thành lập Quỹ từ thiện chuyên về giáo dục tại Trung Đông .
Đây là một trong những khoản đóng góp từ thiện lớn nhất trong lịch sử.
Ông nói rằng số tiền này nhằm thu hẹp khoảng cách kiến thức giữa khu vực Ả rập và thế giới phát triển, nâng cao tiêu chuẩn giáo dục và nghiên cứu trong khu vực, phát triển các chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho thanh thiếu niên và tạo việc làm.
Thông cáo này được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2007 ở Jordan. Quỹ tài trợ trong ba lĩnh vực là : Văn hoá, Doanh nhân và Việc làm - Kiến thức và Giáo dục.
Chủ tịch hiện nay của tổ chức này là Ahmad bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum (con của người sáng lập Sheikh Mohammed).
UAE được tổ chức như một Liên bang gồm 7 Tiểu quốc là Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ajman, Umm al-Quwain, Ras al-Khaimah and Fujairah. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Tối cao, gồm các Quốc vương của 7 Tiểu vương quốc.
Ahmad bin Mohammed (sinh năm 1983) hiện là Phó Quốc vương của Tiểu quốc Dubai sau khi anh trai ông được bổ nhiệm làm Thái tử của Tiểu quốc này.
A video by GS Corp
Credits Music: Markvard - Good Vibes
Video mới về Đại sứ Tri thức Robot Sophia mọi người nhé! https://youtu.be/m-8JDlUojwQ
1.Sophia như một bức tượng bán thân: không có thân dưới và chân
Trái với suy nghĩ nhiều người, Robot Sophia không có cơ thể hoàn chỉnh, chỉ có phần thân trên.
Trong nhiều sự kiện, Sophia chỉ được đặt trên một cái bàn.
Ở những sự kiện cần sự linh hoạt, cô được đặt trên một cái kệ bốn bánh và phải được con người kéo đi.
2.Bàn tay Sophia thực sự “gân guốc”
Chỉ có gương mặt Sophia được phủ lớp Silicon, còn bàn tay cô chỉ được che bằng đôi găng tay khi xuất hiện tại các sự kiện.
3.Cấu trúc bộ não của Sophia thực sự như một chiếc CPU
4.Đôi mắt của Sophia thực ra là 2 chiếc camera
5.Các biểu cảm trên gương mặt, cử động cổ của Sophia là nhờ một loạt các động cơ nhỏ được che phủ bởi lớp da mặt silicon
6.Trên đầu Sophia có một nút công tấc để bật/tắt
7.Sophia nghe được và nói được là nhờ vào công nghệ nhận dạng giọng nói của Alphabet.
Các thuật toán xác suất được sử dụng, đại khái:
“Nếu bạn nói X, cô ấy sẽ trả lời Y – tùy vào kho dữ liệu lập trình sẵn cho cô ấy”
NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ KHÁC VỀ SOPHIA
Tiến sĩ David Hanson – người sáng lập Hanson Robotics thực ra trong nhiều năm là một nhà phát triển ý tưởng của Walt Disney, chuyên xây dựng các tác phẩm điêu khắc, mô hình cho các công viên giải trí của hãng này.
Nên chính Hanson là người thường xuyên phóng đại ý thức của Sophia, và ông có khuynh hướng xây dựng cô robot này như một nhân vật nghệ thuật nhiều hơn là một sản phẩm công nghệ.
Đại khái, những gì bạn nghe Sophia nói chính là những gì mà mà “nghệ sĩ” David Hanson muốn nói.
Người ta cũng hay mỉa mai khi một cô robot nhận được 'quyền công dân' ở một quốc gia mà phụ nữ phải đến gần đây mới được phép lái xe (phải đến tháng 6/2018 mới có hiệu lực, theo một sắc lệnh của vua Salman mà thực ra là Thái tử Salma Mohammed – xem thêm video về Thái tử và Trò chơi Vương quyền phiên bản Ả Rập).
Tại sao là tại Ả Rập Xê út chứ không phải là tại một quốc gia nào khác?
Câu trả lời là, nếu theo dõi những diễn biến vương quyền đang diễn ra tại nước này, chúng ta có thể thấy “quyền công dân của Sophia” như một “minh chứng” của nỗ lực thay đổi xã hội.
Người ta cũng lo ngại sẽ là một tiền lệ xấu khi Sophia được đối đãi như một ngôi sao truyền thông, làm người mẫu trên bìa các tạp chí, diễn xuất tại các talk show, và thậm chí có cả một bài phát biểu Liên Hợp Quốc.
Về vấn đề này, Hanson Robotics có lẽ đang triển khai dưới góc độ PR và tiếp thị.
“Startup (khởi nghiệp) nào cũng cần thu hút sự chú ý của công chúng chứ, làm sao mà đứng ngoài truyền thông được. Còn cả việc tìm nguồn vốn tài trợ nữa …”.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này đôi khi coi Sophia là biểu tượng của sự cường điệu thái quá về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI).
Ben Goertzel, trưởng nhóm khoa học tại Hanson Robotics cho biết “… trước đây, mọi người tin rằng AI không bao giờ có thể đạt mức độ giống con người như thật".
“Nhưng bây giờ, với sự xuất hiện của Sophia, một nửa công chúng bắt đầu nghĩ rằng AI đã sắp đạt tầm đó. Năm đến mười năm nữa mọi chuyện sẽ còn tiến xa hơn.”
"Nếu tôi nói với mọi người, tôi đang sử dụng logic xác suất …v…v… để Sophia trò chuyện được … thì họ không biết tôi đang nói về cái gì. Nhưng nếu tôi để Sophia nở một nụ cười đẹp đẽ thì nhiều người tin rằng hệ thống AI giống người đã gần kề rồi”.
Cậu bé AI ảo Shibuya Mirai được cấp Thẻ cư trú tại Nhật Bản
Ngày 4/11/2017, một nhân vật ảo – một sản phẩm trí tuệ nhân tạo đã trở thành một cư dân chính thức của quận trung tâm ở Tokyo, Nhật Bản.
Cậu bé ảo mang tên Shibuya Mirai được lập trình là một cậu bé 7 tuổi, mới vào lớp một, ngây thơ và hiếu động.
Cậu bé không phải là một robot như Sophia mà là một nhân vật ảo trên ứng dụng LINE đang được sử dụng rộng rãi.
Quận Shibuya của Tokyo, một khu vực nổi tiếng của giới trẻ sành thời trang đã cấp cho Shibuya Mirai Giấy chứng nhận cư trú.
Cậu bé có lẽ là nhân vật ảo đầu tiên trên thế giới được cấp một địa điểm đăng ký cư trú cụ thể.
Tên của Shibuya Mirai có nghĩa là "Tương lai" trong tiếng Nhật.
Trên ứng dụng LINE, cậu bé rất thích “photoshop” những ảnh selfie mà bạn bè gửi đến cho cậu. Những hiệu chỉnh hình ảnh rất nhẹ nhàng và đáng yêu.
Cậu bé dường như khá thành thạo trong việc sử dụng bộ lọc ảnh.
Phường Shibuya hy vọng quyết định này sẽ làm cho chính quyền địa phương gần gũi hơn với người dân và đảm bảo những ý kiến của cư dân sẽ được giới chức lắng nghe.
Quận Shibuya và Microsoft đã phối hợp để phát triển nhân vật AI này. Trong một thông cáo chung, họ cho biết:
"Sở thích của cậu bé là chụp ảnh và quan sát mọi người. Và cậu ấy thích nói chuyện với mọi người ...
Với sự nhân bản thành công con cừu Dolly năm 1996, vấn đề nhân bản con người đã trở thành chủ đề tranh luận nóng trên toàn thế giới.
Nhiều quốc gia đã chính thức cấm điều này; trong khi một nhiều nhà khoa học, nhiều tập đoàn vẫn khẳng định sẽ theo đuổi điều này.
Con lai nhân bản đầu tiên được tạo ra vào tháng 11 năm 1998 do Tập đoàn Advanced Cell Technology thực hiện.
Đây là con lai giữa người và bò. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng phương pháp SCNT – trong đó, nhân tế bào được lấy từ chân của một người đàn ông và được đưa vào trứng của một bò cái.
Tế bào lai này đã được nuôi cấy phát triển thành phôi. Phôi bào đã bị phá hủy sau 12 ngày.
Tháng 1 năm 2008, Tiến sĩ Andrew French và Samuel Wood của công ty công nghệ sinh học Stemagen tuyên bố rằng họ đã thành công trong việc tạo ra 5 phôi người trưởng thành đầu tiên sử dụng phương pháp SCNT.
Các phôi này chỉ được phát triển đến giai đoạn phôi bào rồi bị phá hủy.
Hiện nhiều Tập đoàn sinh học và công nghệ trên thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu vấn đề này và liên tục có những báo cáo kết quả trên các tạp chí khoa học trong thời gian gần đây.
Việc phá hủy nhân bản người ở giai đoạn phôi bào là nhằm tuân thủ những vấn đề đạo đức khi mà loài người chưa sẵn sàng để tiếp nhận những người nhân bản xuất hiện trên thế giới.
Tuy nhiên, việc phá hủy liệu có được các Tập đoàn nghiêm túc tuân thủ hay không vẫn còn là một ẩn số.
Nhiều người nghĩ rằng việc nhân bản vô tính con người hiện đang bị cấm toàn cầu.
Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Hiện tại, chỉ có khoảng 70 quốc gia (không có Hoa Kỳ) đã ban hành luật cấm.
Kể từ năm 1998, Nghị viện Hoa Kỳ nhiều lần tổ chức các đợt bỏ phiếu thông qua đạo luật cấm nhân bản con người, nhưng đều không thành công.
Vì có nhiều tranh cãi, Liên hiệp quốc cũng không đạt được sự đồng thuận cần thiết để thông qua Nghị quyết cấm nhân bản con người.
Thay vào đó, năm 2005, Đại hội đồng Liên hiệp quốc chỉ đạt được số phiếu để thông qua một tuyên bố kêu gọi các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hoạt động nhân bản vô tính không phù hợp với đạo đức con người và vấn đề bảo vệ đời sống con người.