FiLMELY: Công nghệ 3D
Showing posts with label Công nghệ 3D. Show all posts
Showing posts with label Công nghệ 3D. Show all posts

Nov 19, 2017

[Tội phạm Nhân bản - Blade Runner 2049] Chuyện về Cô Pet 3D Holographic mang tên JOI



THÔNG TIN VỀ PET JOI TRONG BLADE RUNNER
Nhà sản xuất: Wallace Corporation
Trạng thái: Đã chết (do Luv phá hủy máy phát)
Chủng tộc: Hologram (đồ họa 3D toàn ảnh)
Giới tính: Nữ
Màu tóc: Màu nâu
Màu mắt: Xanh
Nghề nghiệp: Người tình của K
Diễn viên đóng: Ana de Armas



Với sự nhân bản thành công con cừu Dolly năm 1996, vấn đề nhân bản con người đã trở thành chủ đề tranh luận nóng trên toàn thế giới.

Nhiều quốc gia đã chính thức cấm điều này; trong khi một nhiều nhà khoa học, nhiều tập đoàn vẫn khẳng định sẽ theo đuổi điều này.


Con lai nhân bản đầu tiên được tạo ra vào tháng 11 năm 1998 do Tập đoàn Advanced Cell Technology thực hiện.

Đây là con lai giữa người và bò. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng phương pháp SCNT – trong đó, nhân tế bào được lấy từ chân của một người đàn ông và được đưa vào trứng của một bò cái.

Tế bào lai này đã được nuôi cấy phát triển thành phôi. Phôi bào đã bị phá hủy sau 12 ngày.

Tháng 1 năm 2008, Tiến sĩ Andrew French và Samuel Wood của công ty công nghệ sinh học Stemagen tuyên bố rằng họ đã thành công trong việc tạo ra 5 phôi người trưởng thành đầu tiên sử dụng phương pháp SCNT.  

Các phôi này chỉ được phát triển đến giai đoạn phôi bào rồi bị phá hủy.

Hiện nhiều Tập đoàn sinh học và công nghệ trên thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu vấn đề này và liên tục có những báo cáo kết quả trên các tạp chí khoa học trong thời gian gần đây.

Việc phá hủy nhân bản người ở giai đoạn phôi bào là nhằm tuân thủ những vấn đề đạo đức khi mà loài người chưa sẵn sàng để tiếp nhận những người nhân bản xuất hiện trên thế giới.

Tuy nhiên, việc phá hủy liệu có được các Tập đoàn nghiêm túc tuân thủ hay không vẫn còn là một ẩn số.

Nhiều người nghĩ rằng việc nhân bản vô tính con người hiện đang bị cấm toàn cầu.

Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Hiện tại, chỉ có khoảng 70 quốc gia (không có Hoa Kỳ) đã ban hành luật cấm.

Kể từ năm 1998, Nghị viện Hoa Kỳ nhiều lần tổ chức các đợt bỏ phiếu thông qua đạo luật cấm nhân bản con người, nhưng đều không thành công.

Vì có nhiều tranh cãi, Liên hiệp quốc cũng không đạt được sự đồng thuận cần thiết để thông qua Nghị quyết cấm nhân bản con người.



Thay vào đó, năm 2005, Đại hội đồng Liên hiệp quốc chỉ đạt được số phiếu để thông qua một tuyên bố kêu gọi các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hoạt động nhân bản vô tính không phù hợp với đạo đức con người và vấn đề bảo vệ đời sống con người.


x
TRENDING LAST 7 DAYS
TRENDING LAST 30 DAYS
TRENDING LAST YEAR