Trong suốt lịch sử Hoa Kỳ trước đây, có 2 tổng thống từng bị Hạ viện luận tội là Andrew Johnson và Bill Clinton, nhưng cả hai sau đó đều được Thượng viện tuyên vô tội. Donald Trump là trường hợp thứ 3. Video dưới đây giới thiệu các trình tự trong thủ tục luận tội một tổng thống Mỹ.
_________________________
@ Donald Trump là tổng thống thứ 3 trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội. Liệu ông có thể là tổng thống đầu tiên bị luận tội 2 lần?
Bài liên quan: |
Theo Hiếp pháp Hoa Kỳ, Tổng thống, Phó tổng thống và các quan chức khác có thể bị bãi nhiệm sau khi bị luận tội và kết án vì các lý do “phản quốc, tham nhũng hoặc các phạm tội hoặc vi phạm nghiêm trọng khác”.
Năm 1868, Johnson bị luận tội vì đã bãi nhiệm Stanton - Bộ trưởng Chiến tranh mà không có sự đồng ý của Nghị viện (vi phạm thẩm quyền). Thượng viện đã bỏ phiếu với kết quả 35 Có tội / 19 Không có tội – như vậy, chỉ thiếu một phiếu bầu sít sao để đạt tỷ lệ 2/3 cần thiết để kết tội Johnson.
Năm 1998, Bill Cliton bị Hạ viện luận tội với 2 tội danh là khai man trước tòa và cản trở công lý (vụ án ngoại tình với thực tập Nhà Trắng Monica Lewinsky). Tại Thượng viện, số phiếu bầu là 55 Không có tội và 45 Có tội đối với tội danh khai man, và chia đều 50/50 cho tội danh cản trở công lý, khá cách biệt để đạt tỷ lệ 2/3 cần thiết.
Thủ tục luận tội đối Tổng thống Nixon trong vụ bê bối Watergate cũng được Hạ viện chính thức tiến hành vào tháng 2/1974, tuy nhiên ông đã từ chức vào tháng 8/1974. Người ta tin rằng nếu Nixon không từ chức, thì ông chắc chắn sẽ bị luận tội và bãi nhiệm vì uy tín đã xuống quá thấp.
Tháng 1/2020, Donald Trump bị Hạ viện luận tội lạm dụng quyền lực và cản trở công vụ của Quốc hội. Trước đó, ông từng trả lời phỏng vấn trên Fox News: "… tôi không nghĩ ra được làm sao mà người ta có thể đi luận tội một người đang thực hiện công việc rất tốt. Xin nói với cô là nếu tôi bị luận tội thì tôi tin là thị trường sẽ sụp đổ … Tôi tin là mọi người sẽ khốn khổ. Nếu không có tư duy này [của tôi], thì bạn sẽ thấy những chỉ số [thị trường] sẽ bị đảo ngược …"
THẾ GIỚI NGHIÊNGTìm kiếm |
No comments:
Post a Comment